4 khía cạnh quan hệ trong công việc8 phút đọc

4 khía cạnh quan hệ trong công việc

Một đội nhóm hoạt động hiệu quả khi có những thành viên với nhiều phẩm chất có thể bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Việc thành lập một đội nhóm như vậy là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với các nhà quản lý. Việc kết hợp các kỹ năng của các thành viên là rất quan trọng, giúp cho việc tạo động lực cho cả nhóm, tăng mức độ hạnh phúc và cải thiện năng suất cho toàn bộ tổ chức. 4 khía cạnh quan hệ trong công việc của Timothy Butler và James Waldroop có thể giúp ích cho việc kết hợp kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của các thành viên trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ và dự án cụ thể.

4 khía cạnh quan hệ trong công việc

Timothy Butler và James Waldroop đã phân tích các bài kiểm tra tâm lý của hơn 7.000 chuyên gia kinh doanh. Năm 2004, họ đã công bố bài báo “Understanding ‘People’ People.”, theo đó 4 khía cạnh quan hệ trong công việc bao gồm:

  • Sự ảnh hưởng
  • Hỗ trợ, tạo thuận lợi giữa các thành viên trong nhóm
  • Sáng tạo
  • Lãnh đạo nhóm

Nhiều người trong số chúng ta có thể có điểm mạnh ở 1 hoặc vài khía cạnh quan hệ trong công việc này, hoặc không có điểm mạnh nào. Tuy vậy, quan hệ trong công việc không liên quan đến mỗi người chúng ta có khía cạnh nào mạnh hơn. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng phát hiện thế mạnh của các thành viên trong nhóm, kết hợp công việc của họ với thế mạnh riêng đó. Một đội nhóm tốt sẽ khiến cho cả quản lý và các thành viên trong nhóm vui vẻ hơn, mọi người sẽ tự nhiên thoải mái thể hiện những điểm mạnh của họ. Chính điều này sẽ cải thiện hiệu suất và năng suất của toàn nhóm.

Sự ảnh hưởng

Những người có thế mạnh trong khía cạnh này có thể dễ dàng gây ảnh hưởng đến người khác. Họ rất giỏi trong việc đàm phán và thuyết phục, đồng thời thích chia sẻ kiến thức và ý tưởng với toàn nhóm. Những người này cực kỳ xuất sắc trong việc tạo lập mạng lưới mối quan hệ, tạo bạn bè và kết nối chiến lược.

Hỗ trợ, tạo thuận lợi giữa các thành viên trong nhóm

Các thành viên có thế mạnh trong khía cạnh “hậu trường” này có tài năng bẩm sinh trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các thành viên khác khi họ gặp vấn đề hoặc xung đột về cảm xúc. Họ rất giỏi trong việc cảm nhận cảm xúc và tạo động lực cho mọi người xung quanh.

Sáng tạo

Những người có thế mạnh trong khía cạnh sáng tạo này là những bậc thầy trong việc sử dụng hình ảnh và ngôn từ để tạo cảm xúc, xây dựng mối quan hệ hoặc thúc đẩy người khác hành động. Tuy vậy cần phân biệt rõ khía cạnh Sáng tạo và Sự ảnh hưởng. Ảnh hưởng liên quan đến việc tương tác giữa người với người, trong khi sáng tạo xảy ra từ khoảng cách xa, không nhất thiết phải tiếp xúc.

Ví dụ: Những người viết bài quảng cáo cho công ty hoặc người viết các bài phát biểu truyền cảm hứng cho các cấp lãnh đạo.

Lãnh đạo nhóm

Những người có thế mạnh lãnh đạo xuất sắc trong việc tương tác với những người khác. Họ coi trọng sự hợp tác và xem sự hợp tác là cách tốt nhất để thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu. Lãnh đạo khác với khía cạnh Sự ảnh hưởng: Những người có thế mạnh Sự ảnh hưởng thường dựa trên kết quả cuối cùng, là có thể ảnh hưởng tới người khác. Lãnh đạo nhóm thì dựa trên quá trình làm việc với người khác để hoàn thành mục tiêu, họ quan tâm hơn đến con người và quy trình cần thiế để thực hiện nhiệm vụ.

Áp dụng 4 khía cạnh quan hệ trong công việc

Với việc hiểu và áp dụng 4 khía cạnh quan hệ trong công việc, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các thành viên trong đội nhóm, từ đó phân chia công việc cụ thể và hiệu quả cho họ, từ đó có thể đạt được các mục tiêu chung. Ngoài ra, 4 khía cạnh quan hệ trong công việc này thường được áp dụng trong các quy trình tuyển dụng, đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tuyển đúng người cho vị trí cần thiết.

  • Lắng nghe cẩn thận: Khi chúng ta nghe nhân viên hoặc ứng viên nói chuyện, ta sẽ phát hiện được các nét đặc trưng riêng của họ và có thể xác định được người đó có thế mạnh ở khía cạnh nào.
  • Định hình cuộc trò chuyện xung quanh một kỹ năng cụ thể: Khi phỏng vấn tuyển dụng, nếu chúng ta muốn tìm một thành viên mới có điểm mạnh cần thiết cho vị trí mới thì hãy định hướng cuộc phỏng vấn xung quanh kỹ năng cần thiết nhằm định hình thế mạnh của họ. Đôi lúc chúng ta có thể áp dụng phương pháp nhập vai trong phỏng vấn.
  • Đặt tình huống, giả thuyết: Đôi lúc một người tuy có thế mạnh ở một khía cạnh nào đó, nhưng họ chưa từng trải qua công việc, dự án hay nhiệm vụ nào sử dụng thế mạnh này. Khi đấy chúng ta có thể đặt các tình huống và giả thuyết để xem xét họ sẽ phản ứng và hành động như thế nào.
  • Để ý xem người đó khiến chúng ta cảm thấy như thế nào: Cả 4 khía cạnh quan hệ trong công việc đều tác động đến mọi người, và ngay cả chúng ta. Ta có thể cảm nhận được thế mạnh của họ thông qua toàn bộ cuộc giao tiếp, khi đó những phẩm chất cốt lõi của họ sẽ được thể hiện và chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: