56 kỹ năng cần thiết trong tương lai11 phút đọc

56 kỹ năng cần thiết trong tương lai

Trong tương lai khi công nghệ và môi trường dần thay đổi, con người cũng sẽ phải thích ứng và học hỏi những kỹ năng mới. Gần đây, một khảo sát của McKinsey Global Institute đã nghiên cứu 18.000 người ở 15 quốc gia cho thấy một vài kỹ năng mà chúng ta sẽ cần trong tương lai không xa.

Công nghệ kỹ thuật số và AI đang dần thay đổi thế giới, vì vậy các công việc và người lao động sẽ phải học hỏi những điều mới, những kỹ năng mới và thích nghi tồn tại với thế giới mới. Một số công việc sẽ mất đi, tuy vậy những công việc mới sẽ được tạo ra thêm. Các nhu cầu và kỹ năng liên quan đến tay chân, sức lao động, kỹ năng cơ bản sẽ giảm sự cần thiết xuống. Ngược lại, những kỹ năng liên quan đến công nghệ, xã hội, tình cảm và kỹ năng nhận thức sẽ tăng lên. Để chuẩn bị và định hình sớm ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem 56 kỹ năng cần thiết nào thật sự cần thiết trong tương lai trong bài viết dưới đây.

Các kỹ năng và nhóm các kỹ năng cần thiết

Trong nghiên cứu của McKinsey Global Institute, họ đã tổng kết lại có 3 tiêu chí liên quan đến công việc, kỹ năng quan trọng:

  • Giá trị của bản thân, công việc được tạo ra phải hơn những gì có thể được thực hiện bởi hệ thống tự động và máy móc thông minh.
  • Hoạt động trong môi trường kỹ thuật số.
  • Liên tục thích nghi với nghề nghiệp và công việc mới.

Từ 3 tiêu chí trên đây, McKinsey Global Institute sau khi nghiên cứu đã tổng hợp lại thành 4 nhóm kỹ năng lớn, bao gồm:

  • Nhóm kỹ năng nhận thức
  • Nhóm kỹ năng cá nhân
  • Nhóm kỹ năng lãnh đạo bản thân
  • Nhóm kỹ năng kỹ thuật số

56 DELTA cần thiết

Theo kết quả nghiên cứu, McKinsey Global Institute đã thống kê ra 56 DELTA. Họ không gọi là 56 kỹ năng cần thiết, bởi vì 56 yếu tố này là sự kết hợp giữa kỹ năng và thái độ. Vì vậy để gộp chung tên gọi, họ đã tìm hiểu ra 56 DELTA như sau:

Nhóm kỹ năng nhận thức

Nhóm nhận thức sẽ gồm 4 nhóm nhỏ hơn:

1. Tư duy phản biện

  • Giải quyết các vấn đề, khó khăn có cấu trúc
  • Lập luận logic
  • Hiểu được các thiên kiến, thành kiến
  • Tìm kiếm các thông tin liên quan

2. Giao tiếp

  • Kể chuyện và khả năng nói trước công chúng
  • Hỏi đúng cách, đúng câu hỏi
  • Tổng hợp được các thông điệp
  • Lắng nghe chủ động

3. Lên kế hoạch và tổ chức công việc

  • Phát triển kế hoạch công việc
  • Quản lý thời gian và sắp xếp độ ưu tiên
  • Suy nghĩ nhanh nhẹn

4. Linh hoạt trí tuệ

  • Tưởng tượng và sáng tạo
  • Áp dụng kiến thức vào các ngữ cảnh, tình huống khác nhau
  • Biết cách chấp nhận một quan điểm khác
  • Khả năng thích ứng
  • Khả năng học hỏi
Nhóm kỹ năng cá nhân

Nhóm kỹ năng cá nhân sẽ gồm 3 nhóm nhỏ hơn:

1. Hệ thống huy động

  • Hình mẫu, người tiêu biểu
  • Kỹ năng đàm phán win-win (cả 2 bên cùng có lợi)
  • Cách tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng
  • Sự nhận thức về tổ chức

2. Phát triển mối quan hệ

  • Sự đồng cảm
  • Niềm tin cảm hứng
  • Khiêm tốn
  • Xã giao, hoà đồng

3. Hiệu quả làm việc nhóm

  • Thúc đẩy mọi người tham gia
  • Biết cách thúc đẩy, động viên nhiều tính cách cá nhân khác nhau
  • Giải quyết mâu thuẫn
  • Hợp tác, cộng tác
  • Huấn luyện, đào tạo, hướng dẫn
  • Trao quyền
Nhóm kỹ năng lãnh đạo bản thân

Nhóm kỹ năng lãnh đạo bản thân gồm 3 nhóm nhỏ hơn:

1. Nhận thức và lãnh đạo bản thân

  • Hiểu được cảm súc bản thân và cách kích hoạt chúng
  • Kiểm soát bản thân và các quy định
  • Hiểu được thế mạnh của bản thân
  • Chính trực
  • Tự động viên bản thân
  • Tự tin về bản thân

2. Tinh thần khởi nghiệp

  • Can đảm và chấp nhận rủi ro
  • Sáng tạo và thích nghi với thay đổi
  • Năng lượng, đam mê và sự lạc quan
  • Phá vỡ các quy tắc truyền thống

3. Đạt được kế hoạch, mục tiêu

  • Tính sở hữu và quyết đoán
  • Định hướng thành tích
  • Gan góc và kiên trì, bền bỉ
  • Đương đầu với sự việc không chắc chắn
  • Tự phát triển bản thân
Nhóm kỹ năng kỹ thuật số

Nhóm kỹ năng kỹ thuật số được chia thành 3 nhóm nhỏ hơn:

1. Thông thạo kỹ thuật số

  • Trình độ, kiến thức kỹ thuật số
  • Học hỏi công nghệ kỹ thuật số
  • Cộng tác, hợp tác với kỹ thuật số
  • Các vấn đề liên quan đến đạo đức kỹ thuật số

2. Sử dụng và phát triển phần mềm

  • Trình độ, kiến thức về phần mềm
  • Phân tích và thống kê dữ liệu
  • Tư duy tính toán và thuật toán

3. Hiểu được hệ thống công nghệ kỹ thuật số

  • Trình độ, kiến thức về dữ liệu
  • Các hệ thống thông minh
  • Trình độ, kiến thức về an ninh mạng
  • Sử dụng, kích hoạt và chuyển đổi công nghệ

Một số kết quả đáng chú ý của nghiên cứu

Đánh giá chung giữa các kỹ năng DELTA
  • Nhóm kỹ năng kỹ thuật số, cụ thể hơn là nhóm Sử dụng và phát triển phần mềm, Hiểu được hệ thống công nghệ kỹ thuật số là các kỹ năng yếu nhất của con người hiện tại.
  • Mức độ thành thạo và hiểu về kỹ năng của nhóm Kỹ năng nhận thức, cụ thể là nhóm Giao tiếp và Lên kế hoạch và tổ chức công việc, có mức độ thấp hơn trung bình so với các nhóm kỹ năng còn lại.
56 kỹ năng cần thiết trong tương lai
56 kỹ năng cần thiết trong tương lai
Mối tương quan giữa các kỹ năng DELTA và học vấn
  • Những người có bằng Đại học có điểm kỹ năng DELTA trung bình cao hơn những người không có. Điều này cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn được chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi sắp tới.
  • Tuy vậy, có một số kỹ năng DELTA không có sự khác biệt nhiều giữa người có trình độ Đại học và không có, các kỹ năng cụ thể: Tổng hợp được các thông điệp; Huấn luyện, đào tạo hướng dẫn; Tưởng tượng và sáng tạo; Can đảm và chấp nhận rủi ro; Sự đồng cảm; Giải quyết mâu thuẫn; Tự tin về bản thân; Tính sở hữu và quyết đoán; Đương đầu với sự việc không chắc chắn; Các vấn đề liên quan đến đạo đức kỹ thuật số.
Mối tương quan giữa các kỹ năng DELTA và thu nhập

Những người có các kỹ năng DELTA cao hơn trung bình thì có công việc ổn định, thu nhập cao hơn và mức độ hài lòng với công việc cao hơn.

  • Những người có công việc ổn định sẽ có các kỹ năng lãnh đạo bản thân và nhận thức tốt hơn. Cụ thể là các kỹ năng: Khả năng thích ứng; Đương đầu với sự việc không chắc chắn; Tổng hợp được các thông điệp; Định hướng thành tích.
  • Những người có thu nhập cao hơn là những người có các kỹ năng DELTA sau cao hơn trung bình: Phát triển kế hoạch công việc; Hỏi đúng cách, đúng câu hỏi; Tự tin về bản thân; Sự nhận thức về tổ chức. Trong đó, 2 kỹ năng đầu thuộc nhóm kỹ năng nhận thức.
  • Những người hiện tại đang hài lòng trong công việc có các kỹ năng DELTA sau: Tự động viên bản thân; Đương đầu với sự việc không chắc chắn; Tự tin về bản thân. Cả 3 kỹ năng DELTA này đều thuộc nhóm Kỹ năng lãnh đạo bản thân.
56 kỹ năng cần thiết trong tương lai
56 kỹ năng cần thiết trong tương lai

TỔNG KẾT

Như vậy thông qua bài viết trên, chúng ta đã biết các kỹ năng cần thiết để định hình, chuẩn bị cho tương lai tốt hơn. Việc thay đổi là rất khó khăn, nhưng cốt lõi là mỗi người trong chúng ta phải nhận thức được sự thay đổi là cần thiết cho thế hệ công nghệ kỹ thuật số đang đến gần. Một số giải pháp ta có thể thực hiện để cải thiện hơn những kỹ năng:

  • Cải cách hệ thống giáo dục
  • Đào tạo liên tục, nhất là thông thạo các kỹ năng liên quan đến công nghệ, kỹ thuật số.
  • Điều quan trọng là chúng ta phải có tinh thần và thái độ học tập suốt đời. Liên tục cập nhật kiến thức, các kỹ năng cần thiết.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: