6 mẹo để hình thành thói quen đọc sách10 phút đọc

6 mẹo để hình thành thói quen đọc sách

Hầu hết mọi người đều đặt ra mục tiêu mỗi năm sẽ đọc một số lượng sách nhất định, có người 30 cuốn, 40 cuốn, 50 cuốn, … Tuy vậy rất nhiều người không thể thực hiện được từ năm này qua năm khác.

Có rất nhiều lợi ích của việc đọc sách. Có thể giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn, học hỏi được nhiều kiến thức hơn, rèn giũa kỹ năng, giúp chúng ta phát triển lên một tầm cao mới. Dù lĩnh vực, ngành nghề chúng ta là gì, dù sở thích thể loại sách chúng ta ra sao, điều quan trọng là ta cần một khuôn mẫu, một thói quen nhất quán để việc đọc sách trở thành một hoạt động hàng ngày.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất là chúng ta phải sẵn sàng đọc và phát triển kiến thức trong quá trình đọc sách, không có gì gò bó hay ép buộc chúng ta phải đọc. Việc đọc một cuốn sách như một hoạt động hàng ngày, vui vẻ, thoải mái, thú vị và tác động đến cuộc sống của chúng ta.

Sau đây là 6 mẹo để hình thành thói quen đọc sách của chúng ta

Xác định mục tiêu đọc sách

Để tạo thói quen và văn hoá đọc sách, đầu tiên chúng ta phải bắt đầu bằng việc đặt ra mục đích và mục tiêu đọc sách. Mục tiêu này phải được trình bày, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đặt mục tiêu SMART để thiết lập mục tiêu đọc sách.

Đối với một số người, có thể mục tiêu là đọc 24 cuốn sách trong 1 năm, tương đương 2 cuốn sách trong 1 tháng. Một số người thì đặt mục tiêu 12 cuốn sách 1 năm, tức là 1 cuốn sách trong 1 tháng. Tuỳ vào điều kiện thời gian và các yếu tố khác nhau, tuy vậy khi chúng ta đã đặt mục tiêu, hãy cố gắng chia mục tiêu đó thành các mục tiêu nhỏ hơn. Đây là yếu tố giúp tạo động lực theo nguyên tắc tiến bộ của Amabile và Kramer.

Ví dụ: đọc ít nhất 24 cuốn sách mỗi năm, như vậy là 2 cuốn sách mỗi tháng, tương đương 2 tuần chúng ta sẽ hoàn thành 1 cuốn sách. Đừng xem quá trình đọc sách là công việc bắt buộc, gò bó, mà hãy xem đây là một công việc thú vị.

Lập danh sách sách cần đọc cho mỗi tháng

Khi chúng ta đã xác định việc đặt mục tiêu cho cả năm, tiếp theo chúng ta sẽ cần lập danh sách những cuốn sách mà mình muốn đọc. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu thể loại sách có thể cuốn hút hoặc giúp chúng ta nâng cao kiến thức trong một lĩnh vực nào đó. Từ đó liệt kê ra danh sách những cuốn sách mà chúng ta muốn đọc. Đôi khi chúng ta có thể nhờ bạn bè hoặc tìm kiếm trên internet để tìm kiếm các quyển sách có nội dung phù hợp. Danh sách này sẽ giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu, không bị xao lãng bởi các cuốn sách thường xuyên được quảng cáo trên mạng.

Tuyệt vời hơn nữa là chúng ta có thể tạo nhật ký kèm theo danh sách đó, thông thường cách bản thân tôi hay làm là tạo một bảng tính Excel và sử dụng phần mềm Goodreads để tạo danh sách số lượng sách cần đọc. Trong bảng tính Excel sẽ có ngày bắt đầu và ngày kết thúc, các ghi chú và bài học rút ra sau khi đọc xong một quyển sách nào đó.

Đọc ít nhất 10-20 trang mỗi ngày

Việc đặt ra số lượng trang cụ thể mỗi ngày sẽ giúp giúp chúng ta đọc sách một cách nhất quán. Nếu chúng ta có thời gian biểu khá bận rộn, cố gắng dành ra ít nhất 10-20 trang mỗi ngày. Quá trình này sẽ giúp chúng ta tập trung hơn, đạt được mục tiêu hàng ngày về số lượng trang cụ thể.

Quay trở lại với ví dụ ban đầu, nếu chúng ta đặt mục tiêu 2 tuần sẽ hoàn thành 1 cuốn sách. Trung bình một cuốn sách có số lượng trang khoảng 300-500 trang sách. Như vậy tuỳ vào số lượng trang của cuốn sách chúng ta đang đọc, chia nhỏ mục tiêu hơn mỗi ngày. Vậy với 300-500 trang sách trong 2 tuần, mỗi ngày chúng ta cần đọc 21 – 35 trang sách mỗi ngày.

Sử dụng công nghệ và các công cụ, dụng cụ để hỗ trợ việc đọc sách

Để việc đọc sách được hiệu quả hơn, chúng ta đôi khi cần phải áp dụng công nghệ, công cụ dụng cụ để hỗ trợ việc đọc sách tốt hơn. Đối với những người thích đọc sách giấy thông thường, cố gắng tạo ra một môi trường và không gian đọc sách để giúp chúng ta tập trung hơn. Dần dần chúng ta sẽ cảm thấy quen thuộc với không gian này và mong chờ đến thời gian đọc sách hàng ngày của mình.

Ngày nay với công nghệ phát triển thì việc đọc sách có thể thực hiện bằng các sách điện tử. Nghiên cứu và tìm ra những ứng dụng và thiết bị phù hợp nhất với chúng ta và đầu tư vào chúng.

Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp cả 2 cách thức trên lại với nhau. Với bản thân tác giả, tôi thích đọc sách giấy thông thường hơn, và song song đó áp dụng công nghệ vào việc tạo ra danh sách, ghi chú các quyển sách đã đọc. Một ứng dụng mà cá nhân tôi hay sử dụng là Goodreads.

Dành một khoảng thời gian riêng mỗi ngày dành cho việc đọc

Dành ra một khoảng thời gian cụ thể hàng ngày để đọc những cuốn sách mà chúng ta đã đặt mục tiêu. Tốt nhất là vào những khoảng thời gian này, hãy bỏ những thứ có thể gây xao nhãng khiến chúng ta mất tập trung như Tivi, điện thoại, smartphone, … Để khởi đầu chúng ta có thể dành ra 30-40 phút mỗi ngày để giúp tạo thói quen đọc sách hiệu quả.

Ngoài ra theo kinh nghiệm cá nhân, chúng ta sẽ có những ngày bận rộn không thể dành thời gian để đọc sách, cố gắng hạn chế những ngày này, không nên lơ là việc đọc sách, điều này sẽ khiến chúng ta tạo thành thói quen xấu. Tuy vậy mỗi tuần nên có một ngày đọc sách chuyên tâm, có thể vào thứ 7 hoặc chủ nhật, để chúng ta có thể sơ lược, tổng hợp lại toàn bộ nội dung đã đọc trong tuần. Đồng thời có thể “đọc bù” cho những ngày quá bận rộn kia.

Tìm kiếm những bạn bè, hội nhóm và câu lạc bộ cùng chung sở thích đọc sách

Nếu có những bạn bè hoặc hội nhóm có chung sở thích đọc sách, chúng ta sẽ có động lực hơn. Thường xuyên thảo luận và trao đổi với bạn bè, có thể là chia sẻ những cuốn sách hay, nội dung tâm đắc, những bài học mỗi người rút ra sau khi đọc xong một cuốn sách. Ngoài việc tạo động lực đọc sách, chúng ta có thể tìm ra những cuốn sách hay để đọc, nâng cao kiến thức ngoài chuyên môn.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: