Nói về cuốn sách trong 3 câu
- Thành công chỉ có thể đến khi chúng ta dám đương đầu với những sai lầm và thất bại của chính mình.
- Số ca tử vong do sai sót chủ quan trong y tế được coi là nguyên nhân gây chết người đứng thứ 3 tại Mỹ, chỉ sau bệnh tim và ung thư, lớn hơn nhiều so với tai nạn giao thông.
- Trong ngành hàng không, các chuyên gia nghiêm túc xem xét và rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm (một trong những công cụ dùng để xem xét và học hỏi chính là hộp đen máy bay), ngành này đã tạo ra sự an toàn đáng kinh ngạc.
5 điểm cảm thấy hay nhất trong cuốn sách
- Nền tảng của sự thành công chính là thái độ cầu tiến, thẳng thắn đối diện với thất bại.
- Trở ngại lớn nhất trong sự phát triển của con người chính là không học hỏi được từ những sai lầm.
- Khi con người đối diện với sai lầm, thất bại, ảnh hưởng đến niềm tin của chúng ta, khi đó ta sẽ có xu hướng điều chỉnh lại bằng chứng hơn là thay đổi niềm tin của mình (phủ nhận lỗi lầm hơn là tin rằng mình đã sai).
- Nếu không thể nhìn nhận vấn đề lớn, hãy chia nhỏ vấn đề ra, xác định những sai lầm từ những lỗi nhỏ. Nhiều sai lầm nhỏ sẽ dẫn đến nhiều bước tính nhỏ, từ đó hình thành cú nhảy vọt lớn.
- Lúc nào cũng phải nhìn nhận một vấn đề 2 chiều, phải có thử nghiệm đúng và sai, phải có nhóm đối chứng. Không vội vàng quy chụp một yếu tố nào đó có thể dẫn đến thành công hay thất bại.
Một số bài học rút ra
- Chúng ta che giấu lỗi lầm bởi vì con người đều thích đổ lỗi cho người khác về những sai lầm của chính mình. Chính yếu tố này dần dần sẽ phá huỷ hoặc xuyên tạc thông tin kiến thức, mà những thông tin kiến thức này chúng ta đã lẽ ra đã có thể học hỏi và cải thiện được.
- Thế giới ngày nay quá phức tạp để chúng ta có thể hiểu hết, vì vậy thất bại là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy cách chúng ta nhìn nhận thất bại ra sao lại là 1 câu chuyện khác, liệu chúng ta có học tập hay rút ra được những kinh nghiệm gì từ sau thất bại hay không? Không học được từ những thất bại và sai lầm là một trong trở ngại lớn nhất ngăn cản sự tiến bộ của con người.
- Học hỏi từ những sai lầm cần cả một hệ thống để có thể nắm bắt thông tin. Hệ thống phản hồi càng nhanh thì những thông tin kiến thức càng hữu ích. Tuy vậy, nếu chúng ta không có, hoặc không tin vào hệ thống, thì con người sẽ có xu hướng điều chỉnh lại bằng chứng, xuyên tạc thông tin để phù hợp với niềm tin của họ. Như vậy chúng ta sẽ dễ dàng né tránh sai lầm, việc này dễ làm hơn là nhìn nhận thất bại.
- Để trở nên giỏi về một lĩnh vực nào đó, việc đầu tiên cần làm là chúng ta phải thừa nhận chúng ta không có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.
- Nếu chúng ta quá tập trung vào một thứ gì đó, ta sẽ mất nhận thức về những thứ khác. (Trường hợp của phi công, khi anh này quá tập trung vào việc tìm kiếm sai lầm mà mất đi hoàn toàn nhận thức về thời gian)
- Sau khi học hỏi được từ những sai lầm, ngành hàng không đã cải thiện quy trình và cho ra mắt P.A.C.E (Probe – Thăm dò, Alert – Cảnh bảo, Challenge – Thách thức, Emergency – Tình trạng khẩn cấp). P.A.C.E dùng để nâng cao tính kiên định của các phi hành đoàn, cải thiện được khả năng giao tiếp giữa cơ phó và cơ trưởng.
- Đôi khi chúng ta không nhất thiết phải chú ý những thứ lớn lao. Nhiều sai lầm nhỏ sẽ dẫn đến nhiều bước tiến nhỏ, từ đó hình thành cú nhảy vọt lớn.
- Số liệu phải có tính 2 chiều, phải có thử nghiệm đúng sai, phải có nhóm đối chứng. Ví dụ chương trình “Sự thật đáng sợ”, phương pháp trích máu, chương trình cải thiện giáo dục ở Châu Phi, … Ví dụ thực tế: Nếu trang website này thay đổi màu sắc và bố cục, một thời gian sau kết quả nhiều người ghé coi trang website này hơn, như vậy liệu có thể đánh giá việc thay đổi mau sắc và bố cục là nhân tố chính giúp gia tăng số lượng người xem, hay còn yếu tố nào khác? Nếu không thay đổi màu sắc và bố cục, liệu có khả năng số lượng người xem website còn nhiều hơn so với việc thay đổi hay không?
Những điều còn tồn đọng
- Lặp đi lặp lại khá nhiều ví dụ, đây cũng là điểm tích cực giúp cho người đọc có thể hiểu và hình dung hết, nhưng đôi lúc sẽ cảm thấy nhàm chán và khó đọc.