Con số Dunbar – Chúng ta có thể duy trì quan hệ với tối đa 150 người5 phút đọc

Con số Dunbar

Vào đầu những năm 1990, nhà nhân chủng học Robin Dunbar đã quan sát và bị cuốn hút bởi loài linh trưởng. Đây là nhóm loài có tính hoà đồng cao, tương đối giống con người khi xây dựng mối quan hệ trên nhóm xã hội của chúng. Theo đó, những con linh trưởng dành nhiều thời gian để chải lông cho nhau. Quan sát được điều này, Robin Dunbar đã đặt ra một câu hỏi trong đầu: Tại sao loài linh trưởng lại dành nhiều thời gian để chải lông cho nhau?

Để tìm kiếm câu trả lời, Dunbar bắt đầu quan sát, vẽ kích thước não loài vật này và nhóm lại với nhau, từ đây ông đã phát hiện ra mối tương quan chặt chẽ. Kết luận cho thấy số lượng bạn bè mà 1 con linh trưởng có thể duy trì bị giới hạn bởi kích thước não, cụ thể hơn là kích thước của tân võ não (đây là phần não liên quan đến nhận thức và ngôn ngữ).

Mở rộng nghiên cứu sang con người, Dunbar đã thu thập dữ liệu nhân chủng học, lịch sử, tâm lý, … ông cũng cho ra kết quả tương tự. Dunbar phát hiện rằng giới hạn nhận thức của 1 con người mà chúng ta có thể duy trì các mối quan hệ là 150. Kể từ đó con số 150 được sử dụng phổ biến rộng rãi trong các chuyên ngành thống kê, tâm lý học, thậm chí các ngành kinh tế, …

Con số Dunbar

Dunbar không phải là người duy nhất phát hiện ra 150 là số mối quan hệ mà một con người duy trì được. Trong tác phẩm The Tipping Point của mình, Malcolm Gladwell cũng chia sẻ về con số này. Cụ thể, tác giả cho rằng các bộ phận, phòng, ban nên được giới hạn tối đa 150 người, nếu hơn sẽ sinh ra các vấn đề mâu thuẫn khác nhau khó kiểm soát được.

Kết quả nghiên cứu của Dunbar không dừng lại ở đó, ông đã phát hiện con người chúng ta có 6 nhóm (quy mô) xã hội, cụ thể:

Con số Dunbar
Con số Dunbar
  • Nhóm hỗ trợ (Support Clique – 5 người): Đây là vòng quan hệ chặt chẽ nhất, kết nối với những người chúng ta thương yêu nhất, thông thường con người sẽ dành 40% thời gian cho nhóm này.
  • Nhóm đồng cảm (Sympathy Group – 15 người): Đây là những người bạn tốt nhất của chúng ta. Trung bình một người sẽ dành 20% thời gian của mình cho 10 người bạn bè thân thiết nhất này.
  • Nhóm thân thiết (Close Network – 50 người): Mỗi người sẽ có thêm trung bình 35 người bạn thân nữa.
  • Nhóm mạng lưới cá nhân (Personal Network – 150 người): Con số được nhắc đến nhiều nhất, 150 người. Đây là giới hạn nhận thức trung bình cho các mối quan hệ có ý nghĩa của 1 người.
  • Nhóm quen biết (Acquaintances – 500 người): Đây là nhóm quan hệ mà chúng ta có thể liên lạc, trong đó có 350 người nằm trong mạng lưới quan hệ của mình.
  • Nhóm có thể nhận biết (Recognisable – 1500 người): Chúng ta có thể nhận ra thêm 1000 người nữa, nhưng những người này chúng ta không (hoặc ít) giao tiếp.

Những tranh cãi xung quanh số Dunbar

Khi con người ngày càng tiến hoá, công nghệ ngày càng phát triển, đã có nhiều tranh cãi xung quanh những con số Dunbar này.

Ví dụ: Một người hướng nội có thể có ít hơn 50 người thuộc nhóm thân thiết. Ngược lại người hướng ngoại có thể có nhiều hơn. Tuy vậy không thể nói rằng người hướng ngoại có kích thước não bộ lớn hơn người hướng nội được.

Không dừng lại ở đó, với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta thường xuyên bắt gặp những người có danh sách mối quan hệ bạn bè lớn hơn 1.500 người. Song song đó, cũng đã có những người cho rằng chế độ dinh dưỡng vào thời kỳ nghiên cứu đã khác so với hiện nay, khi con người được ăn đầy đủ hơn, có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể sẽ gây ra sự sai lệch đối với năng lực nhận thức và ghi nhớ của mỗi người.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: