Mô hình KSA / Mô hình ASK6 phút đọc

Mô hình KSA, Mô hình ASK

Mô hình KSA (hay còn được gọi là mô hình ASK) là mô hình năng lực được áp dụng phổ biến trong học tập, đào tạo. Mô hình này là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp, áp dụng phổ biến trong lĩnh vực quản trị nhân sự nhằm mục đích đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Người đầu tiên đưa ra khái niệm mô hình ASK được cho là Benjamin Bloom, còn được gọi là thang đo tư duy nhận thức Bloom. KSA có 3 yếu tố:

  • Knowledge (Kiến thức): Kiến thức là sự hiểu biết thông qua học tập, giáo dục, đào tạo.
  • Skills (Kỹ năng): Kỹ năng là áp dụng những kiến thức thành những hành động cụ thể.
  • Attitudes (Thái độ): Thái độ là sự thể hiện cảm xúc, tình cảm, cách một người tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế.

Ngoài ra, có một mô hình nâng cấp lên từ mô hình KSA này, chính là mô hình KASH. Ngoài 3 yếu tố chính của mô hình KSA, mô hình KASH còn thêm 1 yếu tố nữa là Habits (thói quen).

Knowledge (Kiến thức)

Kiến thức là điều kiện tiên quyết trong việc nhận thức được một thứ gì đó, thuộc về năng lực tư duy của mỗi con người. Kiến thức là những hiểu biết của con người có được sau khi trải qua quá trình học hỏi, giáo dục và đào tạo. Một cá nhân sẽ phải có kiến thức cơ bản trước khi phát triển những kỹ năng và thái độ.

Kiến thức thông thường được đo lường bằng những bài kiểm tra. Từ đó, người ta sẽ đánh giá được kiến thức theo phân loại:

  • Hiểu cặn kẽ (A thorough understanding)
  • Hiểu rõ (A good understanding)
  • Hiểu những kiến thức cơ bản (Basic understanding)
  • Biết chút chút (One or two ideas)
  • Không có kiến thức (No knowledge)

Ví dụ: Một nhà quản lý cần có những kiến thức sau: chiến lược kinh doanh, quản trị nhân sự, Marketing, bán hàng, kế toán tài chính, …

Skills (Kỹ năng)

Kỹ năng liên quan đến việc thực hiện một hành động, công việc nào đó thiên về thể chất. Năng lực và sự thành thạo trong việc thực hiện các kỹ năng đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo và thực hành. Kỹ năng thường được học thông qua việc chuyển giao kiến thức. Thông thường, một người sẽ có được kiến thức, biết cách thực hiện công việc và sau đó bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, từ đó họ sẽ có kỹ năng cần thiết.

Kỹ năng được đo lường bởi tốc độ, độ chính xác và kỹ thuật thực hiện một công việc, nhiệm vụ nào đó. Từ đó, người ta sẽ đánh giá được kỹ năng theo phân loại:

  • Rất thành thạo (Highly skilled)
  • Thành thạo (Proficient)
  • Có thể thực hiện được yêu cầu công việc (Practised)
  • Đang phát triển kỹ năng (Developing)
  • Mới bắt đầu học kỹ năng (Beginner)

Ví dụ: Một nhà quản lý cần có những kỹ năng sau: Kỹ năng tư duy, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng xây dựng đội nhóm, …

Attitudes (Thái độ)

Thái độ là cách thức con người suy nghĩ hoặc cảm nhận về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó. Thái độ thường phản ánh trong hành vi của một người, thể hiện cách thức người đó giải quyết mọi việc bằng cảm xúc. Việc phát triển hoặc điều chỉnh thái độ của con người sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi nỗ lực lớn. Đồng thời, nếu thái độ được hình thành trong một thời gian dài, sẽ rất khó thay đổi của người đó.

Thái độ rất khó để đo lường, do yếu tố này liên quan mật thiết đến cảm giác và nhận thức của một người.

  • Hoàn toàn tập trung vào công việc (Completely focussed)
  • Quyết tâm học hỏi và thực hiện công việc (Determined)
  • Quan tâm đến công việc và cố gắng học hỏi thêm kiến thức (Interested)
  • Không thực sự quan tâm đến công việc (Casual)
  • Không quan tâm (Uninterested)

Ví dụ: Một nhà quản lý cần có những thái độ sau: Sáng tạo, thích nghi, quyết đoán, kiên nhẫn, khả năng bao quát, …

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: