Murphy’s Law – Định luật Murphy – Chuyện gì có thể trục trặc thì nó sẽ trục trặc11 phút đọc

Luật Murphy

Luật Murphy là gì?

Luật Murphy lần đầu được đề xuất bởi Edward J Murphy, ông từng là Thiếu tá trong Lực lượng không quân Hoa Kỳ vào những năm 1940, chuyên về phát triển kỹ thuật. Phần lớn công việc của ông liên quan đến việc kiểm tra các thử nghiệm, Murphy thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn. Trong quá trình thực hiện công việc, ông đã đúc ra một vài kinh nghiệm áp dụng trong việc kiểm soát thời gian, quản lý hiệu suất của công việc và được gọi với tên Luật Murphy (Murphy’s Law).

Tuy vậy, có một số người lại cho rằng, Luật Murphy lần đầu tiên được đề xuất bởi một người tên là Sod, vì vậy nên thay đổi bằng tên anh ta cho phù hợp. Nhưng đến hiện tại, người ta vẫn hay biết đến với tên Luật Murphy nhiều hơn.

Khi nào sử dụng Luật Murphy?

Đôi khi chúng ta cảm thấy căng thẳng khi gặp phải các sự kiện không ngờ tới. Và căng thẳng càng tăng lên khi điều này lại xảy ra vào thời điểm thích hợp. Để giảm bớt căng thẳng, chúng ta cần phải kiểm soát lại. Có rất nhiều tình huống khác nhau để chúng ta áp dụng Luật Murphy để giành lại quyền kiểm soát. Sau đây là 10 quy luật thường được nói tới trong Luật Murphy.

1. Chuyện gì có thể trục trặc thì nó sẽ trục trặc

Trong mọi công việc hàng ngày, có rất nhiều việc có thể gặp trục trặc và bất lợi. Vì vậy, chúng ta luôn luôn phải có giải pháp sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra. Thường xuyên đặt ra các giả thuyết về những tình huống không may có thể xuất hiện và tìm ra giải pháp. Hoặc đôi khi, chúng ta sẽ cần một phương án dự phòng nếu rủi ro xuất hiện.

2. Không có gì là dễ dàng như chúng ta hay tưởng

Có những công việc chúng ta sẽ làm thường xuyên, hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần. Tuy vậy nếu trong trường hợp chúng ta bận một công việc nào đó, phải nhờ một người khác làm thay, thì công việc đó có thể không dễ dàng như chúng ta hay nghĩ. Người đó có thể làm khác, làm sai, làm trái ý chúng ta, dẫn đến kết quả không mong muốn. Như vậy, khi ta muốn nhờ người khác làm thay gì đó, phải có những chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể chi tiết để cả bản thân và người khác có thể làm được một cách tốt nhất.

3. Khi một việc không được giải quyết dứt khoát thì có thể dẫn đến rắc rối

Khi chúng ta quyết định làm một việc gì, phải hoàn thành công việc đó. Nếu chúng ta làm giữa chừng, không hoàn tất rồi đi làm công việc đó, thì công việc chưa làm xong đó có thể nảy sinh ra rắc rối. Thậm chí khi chúng ta quay lại làm việc dở dang đó, kết quả đôi khi không như chúng ta mong muốn, hoặc sẽ tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành. Vì vậy, hãy cố gắng hoàn thành công việc khi chúng ta có thể, không nên lơ là để bị gián đoạn.

4. Không có công việc nào là không có sai sót

Trong cuộc sống, có những công việc nhìn tưởng là đơn giản nhưng lúc nào mọi việc đều cũng sẽ có rủi ro riêng. Quan trọng là chúng ta không được chủ quan trong mọi trường hợp, dù cho là đơn giản nhất. Tương tự vậy, nếu một việc mà chúng ta mong muốn mọi người ủng hộ tuyệt đối thì sẽ khó xảy ra, hầu như lúc nào cũng sẽ có ý kiến trái chiều. Tuy vậy, chúng ta chỉ cần sự ủng hộ của đa số, hoặc đôi khi chỉ những người quan trọng nhất ủng hộ là được. Đồng thời, cũng không nên kỳ vọng vào việc làm mọi người hài lòng và ủng hộ mà nên tập trung vào công việc nhiều hơn.

5. Không có việc gì có tính chất ổn định lâu dài

Tương tự như quy luật 1 “Chuyện gì có thể trục trặc thì nó sẽ trục trặc”, quy luật này cũng có nét tương đồng. Đôi khi một công việc đang tốt, chúng ta đã làm quen hàng ngày, nhưng không phải vì vậy mà không có rủi ro. Vì vậy chúng ta cần phải dự trù cho những tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời tìm ra giải pháp và cách đối phó cho tình huống đó.

6. Dù cho cố gắng hoàn thành công việc tốt đến mấy thì cũng sẽ có lúc thất bại

Đúng vậy, dù cho chúng ta có đề phòng, dự trù trước, thì vẫn sẽ có những rủi ro không ngờ tới sẽ xuất hiện. Vì vậy lúc này chúng ta cần có những phương án dự phòng, để có thể sẵn sàng cho các tình huống không thể lường trước này. Một ý khác là khi chúng ta muốn giải thích một việc cho người khác hiểu, dù có cố gắng đến mấy thì vẫn có thể bị hiểu sai. Vì thế chúng ta nên sử dụng nhiều công cụ, phương pháp khác nhau để giải thích vấn đề. Đồng thời, nếu đối phương có muốn đặt câu hỏi, thì chúng ta phải sẵn lòng để giải đáp nhằm củng cố thêm thông tin.

7. Khi chúng ta đã nhận một công việc thì không nên đẩy đưa cho người khác

Tương tự nhu quy tắc 3 “Khi một việc không được giải quyết dứt khoát thì có thể dẫn đến rắc rối”, quy tắc này nhấn mạnh thêm một ý. Trong công việc, khi bạn đã nhận trách nhiệm một việc gì, thì hãy hoàn thành nó cho xong. Tránh việc đang làm giữa chừng không làm nữa, chuyển cho người khác. Người đó sẽ không hiểu những gì bạn đã làm, kết quả mong muốn của bạn như thế nào. Như vậy thì việc ghép nối sẽ gặp khó khăn và sẽ xảy ra rủi ro.

8. Cần phải có bằng chứng rõ ràng

Trong cuộc sống, khi nào chúng ta cần kiểm tra một vấn đề gì đó thì chúng ta cần phải xem xét kỹ vấn đề rồi mới đưa ra quyết định. Có thể bạn cần phải nhìn thấy được, cảm giác được, ngửi thấy được, … Mọi thứ cần phải rõ ràng trước khi đi đến quyết định chính thức. Tuyệt đối tránh việc nghe người khác, tin tưởng họ rồi vội vàng đưa ra kết luận.

9. Luôn luôn tin rằng rủi ro sẽ xảy ra bất cứ khi nào

Khi mọi thứ vẫn đang suôn sẻ, rõ ràng chúng ta đang bỏ qua một vấn đề gì đó không ổn. Việc này có thể là rủi ro đã xảy ra hoặc có thể diễn ra trong tương lai, chúng ta phải luôn luôn cẩn thận vì rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào.

10. Lúc nào cũng sẽ có những rủi ro không thể ngờ tới

Luôn luôn có những thứ sẽ xảy ra ngoài tất cả những tính toán của mọi người, không thể lường trước được. Trong cuộc sống, chúng ta đã phải trải qua rất nhiều trường hợp thế giới bị ảnh hưởng chung, không thể kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, … Vì vậy, Murphy nhấn mạnh lại một lần nữa, luôn luôn có nhiều kế hoạch để có thể thay thế kế hoạch hiện tại nếu những sự việc không ngờ tới xảy ra.

Tổng kết

Luật Murphy có câu nói nổi tiếng nhất mà nhiều người hay truyền lại, “Chuyện gì có thể trục trặc thì nó sẽ trục trặc”. Đúng vậy, mọi sự việc đều có rủi ro tiềm ẩn trong đó, điều quan trọng chúng ta phải có những kế hoạch và giải pháp để có thể thích ứng bất cứ khi nào. Ngoài ra, mọi việc chúng ta làm đều phải làm cho tới nơi, không bỏ giữa chừng, không đùn đẩy cho người khác. Trên đây bao gồm 10 quy luật thường được nói tới, tuy vậy có rất nhiều ngành nghề khác đều áp dụng và có những cách áp dụng riêng cho từng trường hợp.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: