Phân tích PESTLE Việt Nam 202111 phút đọc

PESTLE Việt Nam

Có thể nói đại dịch Covid-19 đã khiến cho toàn bộ thế giới phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Việt Nam chúng ta cũng vậy, việc hiểu thêm về tình hình trong và ngoài nước sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển thêm. Chúng ta cùng xem xét các yếu tố PESTLE tác động thế nào đến các quyết định kinh doanh.

* Lưu ý bài viết sau chỉ mang góc nhìn cá nhân và có tính chất tham khảo.

Xem thêm: PEST, PESTLE VÀ PESTEL

1. Political (Chính trị)

Việt Nam có một đảng duy nhất kiểm soát cả nước là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với có chế một đảng, Việt Nam đang cho thấy sự ổn định trong chính trị của mình, đây luôn là lợi thế to lớn so với các nước trên thế giới. Trước đại dịch Covid-19, có thể nói Việt Nam chúng ta đã phòng chống dịch bệnh rất tốt, duy trì tăng trưởng kinh tế không âm trong những năm khó khăn.

Về vấn đề ngoại giao, hiện tại Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 178 quốc gia trên thế giới. Chúng ta đã gia nhập và phát triển các liên mình như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), diễn đàn APEC, ASEAN, phong trào không liên kết (Non-Aligned Movement). Trong lịch sử, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng mâu thuẫn với nhau trong vấn đề chính trị và xung đột chiến tranh, tuy vậy trong 2 thập kỷ qua chúng ta đều nhận thấy sự gắn kết và hợp tác tốt đẹp giữa 2 bên.

Tuy vậy chính trị Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) vào năm 2020, các vấn đề về nhân quyền và tự do ngôn luận ở đất nước chúng ta rất kém.

Tham nhũng cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Tuy vậy trong những năm qua, chính phủ đã và đang thực hiện nhiều phương án chiến lược khác nhau để đẩy lùi tình trạng này từ năm 2016.

2. Economic (Kinh tế)

Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa của Việt Nam trong năm 2020 đạt 340.602 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới. Tuy vậy bình quan thu nhập đầu người của chúng ta là 3,498 USD, xếp hạng 115 trên thế giới. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng rõ rệt và nhanh chóng.

Xét về khía cạnh xuất nhập khẩu, trong những năm qua các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là điện thoại & linh kiện, máy vi tính, máy móc trang thiết bị, dụng cụ phụ tùng, sản phẩm dệt may, giày dép, … hiện các sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Những sản phẩm nhập khẩu chính là máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc thiết bị, điện thoại, vải, sắt thép các loại, … Chúng ta nhập khẩu chính từ Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Có thể nói, đợt đại dịch Covid-19 này đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Trong năm 2020 và 2021, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc thậm chí giải thể. Những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể kể đến như du lịch, khách sạn, nghệ thuật, vui chơi giải trí, … Duy nhất chỉ có một số mặt hàng có nhu cầu thiết yếu là tăng trưởng hoặc ít chịu sự tác động. Theo tổ chức McKinsey cho rằng các ngành nghề và xu hướng có thể phát triển sau thời dịch Covid-19 bao gồm: Xu hướng số hoá dịch vụ, Xu hướng làm việc từ xa và Xu hướng tự động hoá.

3. Sociocultural (Văn hoá – xã hội)

Hiện tại dân số Việt Nam vào khoảng 97 triệu người. Theo tổng cục thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt đang tăng cao trong những năm gần đây, cụ thể năm 2020 có tuổi thọ trung bình là 73.7 tuổi. Về tính cách, người Việt Nam được cả thế giới biết đến với bản tính nhân hậu, thân thiện. Theo báo cáo của Worldbank, độ tuổi trung niên (45-60 tuổi) đang hình thành và phát triển theo cấp số nhân, hiện tại đang chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ tăng lên 26% vào năm 2026. Nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng dân số già kéo dài đến 28 năm (2026 – 2054).

Trong một vài năm gần đây, một số báo chí và truyền thông nước ngoài đã phản ánh về tình trạng người dân địa phương Việt Nam đã đối xử không tốt với khách du lịch. Tuy vậy, nhiều người vẫn khẳng định khoảng thời gian du lịch tại Việt Nam là đáng nhớ đối với họ.

Như vậy, nhìn về khía cạnh kinh tế và văn hoá – xã hội, chúng ta có thể thấy Việt Nam đang gặp phải một số vấn đề đáng chú ý:

  • Dân số ngày càng già hoá
  • Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Tăng trưởng kinh tế không thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
  • Đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, văn hoá và thói quen của người dân. Tuy vậy mặt ngược lại, biến cố này sẽ giúp con người đầu tư vào các vấn đề liên quan đến bản thân nhiều hơn, ví dụ chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, bảo hiểm, y tế, …

4. Technology (công nghệ)

Những năm gần đây, Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển công nghệ, tạo ra lực lượng lao động công nghệ, các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi người tham gia khởi nghiệp. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ tính đến năm 2020, lĩnh vực công nghệ thông tin đã thu hút 700 công ty, trong đó 220 công ty nước ngoài, chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn. Có thể nói, Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin như công nghệ giáo dục, gia công phần mềm, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, … Tuy vậy nhiều công ty hiện tại đang phải đối mặt với thách thức về lực lượng lao động có tay nghề hạn chế, thiếu kinh nghiệm.

5. Legal (Pháp lý)

Hiện tại Việt Nam đang cho phép và khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư và kinh doanh trong nước. Gần đây Việt Nam đã tham gia vào xu hướng thế giới mới, toàn cầu hoá. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo, các doanh nghiệp sẽ phải tập trung vào tài sản trí tuệ của mình hơn là tài sản hiện hữu.

6. Environmental (Môi trường)

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa thật sự tốt và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã tạo ra nhiều thách thức cho môi trường, có thể gây nguy hại đến môi trường và kinh tế trong dài hạn. Những năm gần đây chúng ta thường nghe các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường (môi trường nước, môi trường không khí) đã tác động rất xấu đến sức khoẻ của người dân. Đồng thời, những thiên tai thảm hoạ đang xảy ra ngày càng nhiều với mức độ tàn phá lớn hơn như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán, …

Điểm tích cực là trong thời gian qua, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang sử dụng và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Gần đây chúng ta thấy các sản phẩm hữu cơ được phát triển mạnh mẽ. Không những vậy, Việt Nam còn được xếp vào danh sách các quốc gia đẹp nhất thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Du Lịch Việt Nam năm 2019, Việt Nam đón nhận 18 triệu lượt khách quốc tế đến du lịch tại đây. Đất nước chúng ta hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, đây là một điểm rất tự hào đối với mỗi người Việt Nam.

Có thể thấy ngành du lịch của Việt Nam đang phát triển rất tốt. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đang khiến cho ngành này điêu đứng và hết sức khó khăn.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: