Phong cách lãnh đạo trao quyền – Laissez-Faire leadership8 phút đọc

Phong cách lãnh đạo trao quyền Laissez-Faire

Phong cách lãnh đạo trao quyền là gì?

Phong cách lãnh đạo trao quyền (hay còn được gọi là phong cách lãnh đạo Laissez-Faire) là một phong cách mà các nhà lãnh đạo giao quyền và cho phép các thành viên trong nhóm đưa ra quyết định. Họ không đưa ra quá nhiều chỉ dẫn và hướng dẫn cho nhân viên, trái lại còn cho phép nhân viên tự do sáng tạo, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để đạt được mục tiêu công việc. Các nhà quản lý rất tin tưởng và tự tin vào khả năng của nhân viên dưới quyền.

Phong cách lãnh đạo trao quyền có những ưu và nhược điểm. Có những trường hợp, tình huống và bối cảnh nhất định mà các nhà lãnh đạo có thể áp dụng phong cách này. Để giúp việc áp dụng phong cách lãnh đạo trao quyền hiệu quả hơn, các nhà lãnh đạo có thể kiểm tra hiệu suất công việc và đưa ra những phản hồi thường xuyên.

Đây là phong cách lãnh đạo thường thấy trong các môi trường sáng tạo, ví dụ như các công ty quảng cáo, công ty khởi nghiệp, … do tính chất của phong cách này là khuyến khích việc suy nghĩ độc lập.

Đặc trưng của phong cách lãnh đạo trao quyền

  • Nhà lãnh đạo ít hướng dẫn
  • Nhân viên có khả năng tự đưa ra quyết định
  • Mọi thành viên tự giải quyết vấn đề riêng của mình
  • Sử dụng nhiều tài nguyên và công cụ
  • Các nhà lãnh đạo thường xuyên phản hồi, phê bình mang tính chất xây dựng
  • Lãnh đạo chịu trách nhiệm khi cần thiết
  • Lãnh đạo chịu trách nhiệm về các hành động của nhóm và quyết định tổng thể
  • Tập trung vào bức tranh toàn cảnh lớn, có tầm nhìn dài hạn
  • Lãnh đạo có năng lực khen thưởng tốt, tạo ra động lực cho nhân viên

Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo trao quyền

Ưu điểm
  • Khuyến khích sự phát triển cá nhân của các thành viên
  • Khuyến khích sự đổi mới sáng tạo
  • Cho phép nhà lãnh đạo và tập thể ra quyết định nhanh hơn
  • Gia tăng sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm
  • Các thành viên sẽ có cảm giác làm việc độc lập
  • Giữ chân nhân viên tốt hơn
  • Tạo ra môi trường văn hoá doanh nghiệp thoải mái
  • Tạo động lực cho nhân viên
Nhược điểm
  • Những thành viên mới gia nhập sẽ khó hoà nhập, thích nghi
  • Thiếu cấu trúc và sự hỗ trợ cần thiết
  • Nếu xảy ra vấn đề, có thể sẽ gặp phải trường hợp đùn đẩy trách nhiệm
  • Đây là phong cách lãnh đạo thiên về cá nhân, vì vậy sẽ khó phối hợp nhóm tốt. Xung đột thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm
  • Thiếu sự rõ ràng về vai trò, đặc biệt là vai trò của nhà lãnh đạo
  • Đôi khi thể hiện sự thụ động của cấp lãnh đạo
  • Sẽ không hiệu quả đối với một nhóm thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc không có động lực làm việc

Khi nào nên áp dụng phong cách lãnh đạo trao quyền?

Có một số nhân viên sẽ làm việc một cách tốt nhất dưới sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo trao quyền. Những người này thường có tính sáng tạo cao và mong muốn được áp dụng những sáng kiến của mình vào công việc. Thông thường họ đã làm việc trong ngành hoặc tổ chức trong một thời gian dài rồi, vì vậy họ đã thật sự hiểu được công việc và không cần định hướng nhiều để làm tốt mọi việc. Những nhân viên này không thích bị theo dõi liên tục và thường xuyên bị nhắc nhở.

Ngoài ra có một số lĩnh vực và tình huống mà chúng ta có thể áp dụng phong cách lãnh đạo trao quyền:

  • Trong lĩnh vực sáng tạo: Những công ty, ngành nghề có yêu cầu về tính sáng tạo cao thì nhân viên thường có động lực cao, có kỹ năng, sáng tạo và sự tận tâm với công việc.
  • Làm việc với các nhóm tự quản: Các nhà lãnh đạo trao quyền xuất sắc trong việc cung cấp thông tin khi bắt đầu một dự án nhiệm vụ nào đó, điều này đặc biệt quan trọng trong các nhóm tự quản.
  • Trong giai đoạn đầu của một dự án nhiệm vụ: Bằng cách cung cấp cho các thành viên trong nhóm tất cả những gì cần thiết để họ có thể bắt đầu thực hiện công việc, sau đó nhân viên sẽ có kiến thức để hoàn thành công việc theo chỉ dẫn.

Khi nào không nên áp dụng phong cách lãnh đạo trao quyền?

  • Trong trường hợp đội nhóm hoặc doanh nghiệp đang tập trung vào hiệu quả và năng suất cao
  • Công việc đòi hỏi cần có sự giám sát cao, chính xác và chú ý đến từng chi tiết
  • Không nên áp dụng phong cách lãnh đạo trao quyền nếu chúng ta không giỏi trong việc đặt ra thời hạn thực hiện công việc hoặc quản lý dự án

Các nhà lãnh đạo trao quyền nên làm gì để cải thiện hiệu quả lãnh đạo?

  • Thường xuyên kiểm tra hiệu suất các thành viên trong nhóm
  • Đưa ra các phản hồi, nhận xét nhất quán và hữu ích cho các thành viên
  • Tạo động lực để giúp gia tăng và duy trì năng suất lao động
  • Đảm bảo các thành viên hiểu rõ vai trò của họ trong nhóm
  • Đảm bảo chúng ta hiểu rõ mọi thành viên trong nhóm, họ có thể đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đảm nhiệm dự án hay công việc không
  • Khi nhóm có những vấn đề trục trặc, giải quyết vấn đề ngay lập tức, càng sớm càng tốt

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: