Thang đo tư duy nhận thức Bloom7 phút đọc

Thang đo tư duy nhận thức Bloom

Thang đo Bloom là gì?

Năm 1956, thang đo Bloom đã được đề xuất bởi Benjamin Bloom, đây được xem là một mô hình học tập rất nổi tiếng được áp dụng rộng rãi. Gần đây vào năm 2001, thang đo này đã được sửa đổi và cập nhật thêm. Mô hình này giải thích cách thức hoạt động của học tập, cách việc cải thiện học tập như thế nào. Có thể nói thang đo này được áp dụng trong toàn bộ lĩnh vực chứ không riêng giáo dục.

Học thuyết Bloom đầu tiên được giới thiệu gồm 3 mô hình khác nhau, mỗi mô hình khám phá 1 khía cạnh riêng biệt của tư duy và học tập.

  • Nhận thức (Cognitive): học tập dựa trên kiến thức
  • Cảm xúc (Affective): học tập dựa trên cảm xúc, sự phát triển trong cảm giác và phát triển thái độ
  • Vận động (Psychomotor): các kỹ năng, cảm nhận, cách thức di chuyển, cách thao tác, …

Ngày nay, các chuyên gia thường gọi 3 khía cạnh trên là mô hình KSA hoặc mô hình ASK (Attitudes – Thái độ, Skills – Kỹ năng, Knowledge – Kiến thức). Tuy vậy hiện nay khía cạnh nhận thức (cognitive) được sử dụng rộng rãi nhất và được biết đến với tên gọi thang đo Bloom.

a. Khía cạnh nhận thức (Cognitive domain)

Khía cạnh nhận thức liên quan đến việc học tập kiến thức và phát triển các kỹ năng trí tuệ. Theo Bloom có 6 loại chính, được liệt kê từ hành vi đơn giản cho đến phức tạp nhất. Những hành động đơn giản hơn cần phải thành thạo để có thể áp dụng được hành vi tiếp theo.

  • Nhớ lại
  • Hiểu
  • Vận dụng
  • Phân tích
  • Tổng hợp
  • Đánh giá
b. Khía cạnh cảm xúc (Affective domain)

Khía cạnh cảm xúc bao gồm cách chúng ta hành động mọi việc theo cảm xúc, ví dụ như tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá, đam mê, động cơ, thái độ, … 5 loại chính được liệt kê từ hành vi đơn giản cho đến phức tạp nhất.

  • Nhận biết hiện tượng
  • Phản ứng với hiện tượng
  • Xác định giá trị
  • Tổ chức
  • Đặc tính hoá các giá trị
c. Khía cạnh vận động (Psychomotor domain)
  • Phản xạ
  • Chuyển động cơ sở cơ bản
  • Khả năng tri giác
  • Khả năng thể chất
  • Giao tiếp không phân tán

Thang đo Bloom sau khi được điều chỉnh

Năm 2001, một nhóm các nhà tâm lý học và chuyên gia giáo dục đã sửa đổi thang đo Bloom. Họ tập trung vào khía cạnh nhận thức, thay đổi lại thứ tự của chúng.

Thang đo Bloom gốc Thang đo Bloom hiệu chỉnh
Nhớ lại
Nhớ lại
Hiểu
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
Đánh giá
Sáng tạo
  • Nhớ lại: Đây là cách học cơ bản nhất, ở cấp độ này chúng ta có thể biết được các kiến thức trong một chủ đề cụ thể. Có thể là lý thuyết, dữ liệu, số liệu, các hệ thống do người khác đã phát triển và xây dựng
  • Hiểu: Đến giai đoạn này, chúng ta biết thêm ý nghĩa thực sự của kiến thức. Đồng nghĩa với việc chúng ta có thể hệ thống lại kiến thức, so sánh và tự giải thích được nó.
  • Vận dụng: Ở cấp độ này, kiến thức được sử dụng theo cách mới, được áp dụng để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.
  • Phân tích: Kiến thức lúc này sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần, để chúng ta có thể kiểm tra từng phần nhỏ và xem chúng liên quan đến nhau như thế nào.
  • Đánh giá: Chúng ta có thể đưa ra các đánh giá về những gì mình khám phá và tìm hiểu được cho đến nay. Từ đó cho phép chúng ta tự tin đưa ra các khuyến nghị và bắt đầu đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo.
  • Sáng tạo: Đây là cấp độ cuối cùng, mọi người có thể sắp xếp lại thông tin, tổng hợp, kết hợp với các kiến thức khác. Để từ đó có thể sáng tạo ra những kiến thức mới.

4 loại kiến thức

Ngoài thay đổi về cấu trúc so với thang đo gốc, thang đo hiệu chỉnh còn bổ sung thêm 4 loại kiến thức để bổ sung:

  • Thực tế: Các thông tin cung cấp nền tảng cho việc học tập

Ví dụ: Tưởng tượng chúng ta đang tham dự một lớp học về kỹ thuật phỏng vấn. Như vậy các thông tin, kiến thức về việc làm thế nào để tạo ấn tượng tốt ban đầu (ví dụ như đi đúng giờ, trang phục phù hợp, ngôn ngữ cơ thể, …) được gọi là kiến thức thực tế.

  • Khái niệm: bao gồm các lý thuyết, phạm trù

Ví dụ: Các loại câu hỏi trong kỹ thuật phỏng vấn, các lý thuyết xung quanh việc này được gọi là kiến thức khái niệm.

  • Thủ tục: cách sử dụng kỹ thuật và phương pháp cụ thể

Ví dụ: Áp dụng phương pháp STAR trong phỏng vấn

  • Siêu nhận thức: Hiểu được bản thân, có thêm được tư duy, định hình được các quyết định chiến lược.

Ví dụ: Sau khi biết cách sử dụng kỹ thuật và phương pháp cụ thể, người học đôi khi biết được cách giải quyết câu hỏi bất ngờ trong phỏng vấn. Ngoài ra họ còn có thể tự mình đánh giá được các phương pháp kỹ thuật đấy.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: