Toàn cầu hoá (Globalization)7 phút đọc

Toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá là gì?

Toàn cầu hóa là sự phổ biến của các sản phẩm, công nghệ, thông tin và việc làm xuyên biên giới quốc gia và các nền văn hóa. Về mặt kinh tế, toàn cầu hoá được hiểu là sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên toàn cầu được thúc đẩy thông qua thương mại tự do.

Các tập đoàn đạt được lợi thế cạnh tranh trên nhiều mặt thông qua toàn cầu hóa. Họ có thể giảm chi phí vận hành bằng cách sản xuất ở nước ngoài, mua nguyên liệu thô với giá rẻ hơn do giảm hoặc gỡ bỏ thuế quan, và hơn hết họ tiếp cận được với hàng triệu người tiêu dùng mới.

  • Về mặt xã hội, nó dẫn đến sự tương tác lớn hơn giữa các nhóm dân cư khác nhau.
  • Về mặt văn hóa, toàn cầu hóa thể hiện sự trao đổi ý tưởng, giá trị và biểu hiện nghệ thuật giữa các nền văn hóa.
  • Toàn cầu hóa cũng thể hiện một xu hướng hướng tới sự phát triển của một nền văn hóa thế giới duy nhất.
  • Về mặt chính trị, toàn cầu hóa đã chuyển sự chú ý sang các tổ chức liên chính phủ như Liên hợp quốc (LHQ) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
  • Về mặt pháp lý, toàn cầu hóa đã làm thay đổi cách thức tạo ra và thực thi luật quốc tế.

Một mặt, toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều việc làm mới và tăng trưởng kinh tế thông qua các luồng hàng hóa, vốn và lao động xuyên biên giới. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng và tạo việc làm này không được phân bổ đồng đều giữa các ngành hoặc quốc gia.

Lịch sử toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa không phải là một khái niệm mới. Ngày từ thời xa xưa, chúng ta thường hay nghe kể về các thương nhân đã đi xuyên qua các quốc gia khác nhau để mua những mặt hàng quý hiếm, sau đó quay trở về quê hương của họ và bán chúng. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã mang lại những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc vào thế kỷ 19, giúp giảm bớt thương mại xuyên biên giới.

Một trong những bước đi quan trọng trên con đường toàn cầu hóa là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), được ký kết vào năm 1993. Một trong những tác động của NAFTA là mang lại cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ động lực chuyển một phần sản xuất của họ sang Mexico nơi họ có thể tiết kiệm chi phí lao động. NAFTA được thay thế vào năm 2020 bởi Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMC).

Các chính phủ trên toàn thế giới đã tích hợp hệ thống kinh tế thị trường tự do thông qua các chính sách tài khóa và các hiệp định thương mại trong 20 năm qua. Cốt lõi của hầu hết các hiệp định thương mại là việc loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan.

Sự phát triển này của các hệ thống kinh tế đã làm tăng cơ hội công nghiệp hóa và tài chính ở nhiều quốc gia. Các chính phủ hiện tập trung vào việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và thúc đẩy thương mại quốc tế.

Ưu điểm và nhược điểm của toàn cầu hóa

Thuận lợi

Những người ủng hộ toàn cầu hóa tin rằng toàn cầu hoá cho phép các nước đang phát triển bắt kịp các quốc gia công nghiệp hóa thông qua việc tăng cường sản xuất, đa dạng hóa, mở rộng kinh tế và cải thiện mức sống.

Thông thường ở các quốc gia đang phát triển, họ sẽ nhân gia công các sản phẩm cho các tập đoàn lớn trên thế giới, từ đó mang lại việc làm cho người lao động, nâng cao tay nghề và học hỏi được công nghệ kỹ thuật.

Nhược điểm

Một kết quả rõ ràng của toàn cầu hóa là sự suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể tạo ra hiệu ứng domino thông qua các đối tác thương mại của quốc gia đó. Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tác động nghiêm trọng đến Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tất cả các quốc gia này đều là thành viên của Liên minh Châu Âu , tổ chức này phải đứng ra cứu trợ các quốc gia nợ nần chồng chất, mà sau đó được biết đến với tên viết tắt PIGS.

Những người không đồng tình với ý tưởng toàn cầu hóa cho rằng nó đã tạo ra sự tập trung của cải và quyền lực vào tay một tầng lớp doanh nghiệp nhỏ có thể nuốt chửng các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn trên toàn cầu.

Toàn cầu hóa cũng đã làm tăng quá trình đồng nhất hóa. Starbucks, Nike và Gap thống trị không gian trong các trung tâm thương mại ở nhiều quốc gia. Chúng ta có thể thấy hiện nay việc trao đổi văn hóa giữa các quốc gia hầu như chỉ là chuyện một sớm một chiều.

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời kinhtequantri một ly cà phê nhé!

By admin
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
%d bloggers like this: