Laissez-faire là gì?
Laissez-faire là một lý thuyết kinh tế xuất hiện từ thế kỷ 18 cho rằng chính phủ không được can thiệp vào nền kinh tế và các vấn đề kinh doanh. Laissez-faire là một thuật ngữ tiếng Pháp, có nghĩa đen là “để yên”, tức là chính phủ càng ít tham gia vào nền kinh tế thì các doanh nghiệp sẽ càng phát huy hiệu quả, càng được mở rộng. Có thể nói Laissez-faire là một phần quan trọng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
Định nghĩa Laissez-faire – Tự do kinh tế
Thuật ngữ này bắt nguồn từ thế kỷ 18 trong cuộc Cách mang công nghiệp. Các nhà kinh tế học Pháp đã sử dụng thuật ngữ này để đáp lại khoản viện trợ của chính phủ Pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh. Cụm từ này xuất hiện từ khi một doanh nhân người Pháp tên là M. Le Gendre trả lời bộ trưởng Pháp lúc bấy giờ là Jean-Baptiste Colbert.
Lý thuyết Laissez-faire cho rằng chính phủ không nên can thiệp vào nền kinh tế ngoại trừ việc bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của các cá nhân. Nói cách khác, hãy để thị trường kinh tế tự vận hành, quy luật cung cầu sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Cung bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn và nguồn lực lao động. Cầu bao gồm việc mua hàng của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Vì vậy, những người theo trường phái lý thuyết Laissez-faire phản đối bất kỳ hình thức can thiệp nào của chính phủ vào nền kinh tế, trong đó bao gồm các hình thức luật pháp, chống lại mức lương tối thiểu, thuế, hạn chế thương mại, thuế doanh nghiệp, …
Các nguyên tắc của nền kinh tế tự do
Mục đích cơ bản của nền kinh tế tự do là thúc đẩy thị trường tự do và cạnh tranh hơn, đòi hỏi khôi phục trật tự và trạng thái tự nhiên mà con người đã hình thành. Vì vậy, nền kinh tế tự do được công bằng thông qua các đặc trưng như: quy luật cung cầu được tự do, không bị bất kỳ hình thức can thiệp nào từ chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan quyền lực nào khác.
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế mà các chủ doanh nghiệp tư nhân sở hữu các yếu tố sản xuất. Điều này có nghĩa, chính phủ sẽ cho phép chủ nghĩa tư bản tự vận hành theo đường lối riêng của mình với càng ít sự can thiệp càng tốt.
Nền kinh tế thị trường tự do
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi quyền sở hữu tư nhân đối với hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là chủ doanh nghiệp được tự do sản xuất, mua bán trên thị trường cành tranh. Chính sức ép của áp lực cạnh tranh sẽ điều tiết giá, giữ giá thấp và ổn định. Điều này cũng sẽ giúp việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ được hiệu quả.
Doanh nghiệp bán sản phẩm với mức giá cao nhất mà người tiêu dùng sẽ trả. Người tiêu dùng tìm kiếm mức giá thấp nhất cho sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn.
Người lao động muốn có được mức lương cao nhất có thể, phù hợp với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của họ. Người sử dụng lao động cố gắng có được những nhân viên với mức thù lao thấp nhất.
Như vậy, càng nhiều doanh nghiệp, khách hàng và người lao động tham gia sẽ sinh ra áp lực cạnh tranh, điều tiết cung cầu một cách tự động.
Ngay cả khi nhu cầu cho một sản phẩm dịch vụ tăng lên, giá sẽ tăng lên nhờ quy luật cầu. Các đối thủ cạnh tranh thấy rằng họ có thể nâng cao lợi nhuận của mình bằng cách gia tăng sản xuất, tăng lượng cung lên để đáp ứng lượng cầu. Từ đó sẽ làm giảm giá thành xuống, chỉ còn các doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá hợp lý sẽ tồn tại.
Ngoài ra, chính phủ sẽ đứng giữa bảo vệ thị trường, đảm bảo không có ai thao túng thị trường, tất cả mọi doanh nghiệp và cá nhân đều có quyền truy cập thông tin như nhau.
Lý thuyết thị trường hợp lý
Cuối cùng, lý thuyết thị trường hợp lý là một nguyên tắc cơ bản trong kinh tế học tự do. Yếu tố này giả định rằng các nhà đầu tư hành động dựa trên sự kiện, thực tế và logic, không phụ thuộc vào cảm xúc để quyết định và hành động.
Trong đó, người tiêu dùng sẽ nghiên cứu tất cả các thông tin có sẵn về hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Nếu cảm thấy giá một sản phẩm nào đó có giá quá cao so với giá trị, họ sẽ đi tìm kiếm những mặt hàng thay thế khác của đối thủ cạnh tranh.
Nhà đầu tư thì nghiên cứu thông tin về doanh nghiệp, cổ phiếu, trái phiếu để có quyết định đầu tư. Tất cả mọi người đều có quyền truy cập kiến thức như nhau. Trong trường hợp nếu một ai đó cố gắng đầu cơ và đẩy giá lên trên giá trị thật của nó, thì các nhà đầu tư thông minh sẽ bán cổ phiếu đó ngay lập tức.
Ưu và nhược điểm của Laissez-faire
Ưu điểm
- Thương mại tự do sẽ mang lại cơ hội như nhau cho tất cả các quốc gia
- Cắt giảm bộ máy quan liêu không hiệu quả của chính phủ
- Tạo ra động lực cho các doanh nghiệp làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn
- Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ có cơ hội hơn khi được trao quyền tự do
- Thúc đẩy sự đổi mới, các doanh nghiệp có thể sáng tạo, phát minh ra những cái mới hơn
- Không có thuế, vì vậy các doanh nghiệp có thể có nhiều lợi nhuận hoặc nhiều cơ hội đầu tư hơn.
Nhược điểm
- Dẫn đến chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng thu nhập
- Các công ty lâu đời sẽ trụ vững hơn, trong khi các doanh nghiệp mới sẽ phải vật lộn để cạnh tranh
- Thiếu các quy định cần thiết, vì vậy một số công ty độc quyền có thể có giá thành sản phẩm cao hơn, hạn chế nguồn cung
- Không tính đến cảm xúc tự nhiên của con người